Các thiết bị tập gym cần được bảo trì để chắc chắn vận hành lâu dài không gặp trục trặc. Bảo dưỡng định kì có ảnh hưởng mang tính quyết định đến tuổi thọ sử dụng thiết bị.
Việc thay đổi hay nâng cấp thiết bị, đặc biệt là dòng cardio, có thể làm thiết bị trông mới hơn 2-5 năm phụ thuộc vào mức độ thường xuyên sử dụng và việc được vệ sinh và bảo dưỡng. Một lí do khác để bảo trì định kì là sự giảm thiểu nguy cơ gây nguy hiểm đến người dùng.
Bảo dưỡng
Bảo dưỡng thiết bị thường chia làm hai loại: bảo dưỡng và hồi phục. Bài viết này sẽ tập trung vào bảo dưỡng cơ bản và hồi phục (sửa chữa và thay thế những phần bị hư và hao mòn).
Bảo dưỡng là một lĩnh vực mà người dùng có thể tự làm, với điều kiện họ có thời gian và đủ nhân lực. Cần đảm bảo mọi bộ phận của thiết bị đều được kiểm tra toàn diện và điểu chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo vận hành trơn tru.
Đây là phương pháp bảo trì được sử dụng nhiều nhất bởi người dùng có thể phát hiện trước các vấn đề của từng bộ phận thiết bị. Nếu được giải quyết sớm sẽ giảm được thiệt hại về lâu dài và các phòng gym thành công đều áp dụng phương pháp này.
Các khu vực chính cần bảo dưỡng:
Máy chạy bộ
Máy chạy bộ cần được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là băng chạy, khu vực dưới băng chạy và dưới động cơ. Khu vực giữa băng chạy và đệm nghỉ chân hai bên cần được lau sạch bụi. Khoang động cơ cần được hút bụi mỗi 2-3 tháng. Băng chạy cần được bảo trì các mối nối định kỳ. Và trục xoay cần được bôi trơn.
Những bước này có thể được thực hiện bởi chuyên viên vệ sinh hoặc đội ngũ kĩ thuật chuyên nghiệp. Quan trọng là phải đảm bảo việc bảo dưỡng được thực hiện thường xuyên vì các bộ phận này không chỉ ảnh hưởng đến công suất hoạt động của máy mà còn ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng.
Máy đạp xe đạp
Máy đạp xe đạp không yêu cầu bảo dưỡng cao vì thiết kế máy thường khá kín. Hệ thống phanh và động cơ được đặt bên trong máy. Tuy nhiên, bộ phận xích và bàn đạp thỉnh thoảng cần được siết chặt ốc vít. Thực hiện tương tự với tay cầm và yên xe.
Máy xe đạp nhóm yêu cầu bảo dưỡng tương tự máy đạp xe đạp. Cần thường xuyên bảo dưỡng hệ thống phanh. Phần đệm da cần được thay thế sau một thời gian sử dụng. Máy đạp xe đạp thường được sử dụng với tần suất cao hơn rất nhiều so với máy đạp xe đạp thông thường. Vì vậy, nên siết chặt bàn đạp thường xuyên. Nút điều khiển và khung xe cần được vệ sinh cẩn thận để tránh rỉ sét.
Elliptical Cross-trainers
Máy Elliptical có nhiều bộ phận truyền động và trục xoay nên cần được chú ý kĩ hơn các máy khác. Tay cầm, bàn đạp và trục xoay cần phải vệ sinh thường xuyên chống tích tụ bụi. Nếu bụi bẩn bám vào trục xoay, bạn sẽ có cảm giác như đang tập lăn trên một cục đá.
Thiết bị tập cơ
Cần kiểm tra trực quan các băng ghế tập tạ và các thiết bị tập cơ: xem xét kỹ bộ phận truyền động, dây cáp, ròng rọc và những bộ phận dễ bị lỏng. Khi bảo dưỡng, cần đặc biệt chú ý đến các chốt cố định và rãnh khoá trên ghế và khung, các vỏ bọc, mối nối các dây cáp và tạ tay có bu lông giữ các đĩa tạ.
Nên kiểm tra hằng tuần để đảm bảo các bộ phận này luôn an toàn khi sử dụng. Thường xuyên lau chùi để thiết bị trông như mới và có tuổi thọ lâu hơn. Các khu vực không dính mồ hôi có thể được vệ sinh đơn giản bằng cách lau bụi.
Các bước bảo dưỡng này không quá khó và có thể tự thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên đầu tư vào một hợp đồng bảo dưỡng với dịch vụ tiêu chuẩn, chất lượng. Nếu bạn muốn tự bảo dưỡng hãy chắc chắn rằng nhà cung cấp thiết bị của bạn có khả năng bảo dưỡng cơ bản, cài đặt và đảm bảo việc thực hiện bảo dưỡng định kỳ.
Bằng cách này, thiết bị tại phòng tập của bạn có thể vận hành trơn tru hơn và giảm thiểu khả năng hư hỏng của thiết bị. Đồng thời giúp hoạt động kinh doanh ổn định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét